Ánh sáng xanh là gì? Cách bật lọc ánh sáng xanh Win 11, 10, 7

0 2.447

Ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng xanh thường được định nghĩa là ánh sáng năng lượng cao có thể nhìn thấy được (HEV) có bước sóng ngắn ​​từ 380 đến 500 nm. Ánh sáng xanh đôi khi được chia nhỏ thành ánh sáng xanh tím (khoảng 380 đến 450 nm) và ánh sáng xanh lam (khoảng 450 đến 500 nm).

Có 2 loại ánh sáng xanh:

  • Ánh sáng xanh tự nhiên duy nhất là từ mặt trời, cơ thể con người được cấu tạo để thích nghi với ánh sáng đó.
  • Ánh sáng xanh nhân tạo là loại ánh sáng được phát ra liên tục từ những thiết bị như màn hình máy tính, tivi, smartphone, các loại tablet hay đèn LED. Lượng ánh sáng HEV mà các thiết bị này phát ra chỉ bằng một phần nhỏ phát ra từ mặt trời. Nhưng lượng thời gian mọi người sử dụng các thiết bị này và khoảng cách giữa màn hình này với mắt của người dùng khiến nhiều bác sĩ nhãn khoa lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài của ánh sáng xanh đối với sức khỏe của đôi mắt như làm tăng nguy cơ bệnh về mắt, bao gồm đục thủy tinh thể, thái hỏa điểm vàng, thậm chí dẫn đến ung thư.

KHẢ NĂNG LỌC ÁNH SÁNG XANH CỦA MẮT NGƯỜI RẤT KÉM

Cấu trúc phía trước của mắt người lớn khi dùng kính mát rất hiệu quả trong việc ngăn chặn tia UV tiếp cận với võng mạc .

Ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh

Tuy nhiên, hầu như tất cả ánh sáng màu xanh có thể đi qua giác mạc và thủy tinh thể, tác động trực tiếp đến võng mạc.

CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG XANH NHÂN TẠO

  1. Đục thủy tinh thể

    Thủy tinh thể của con người hấp thụ ánh sáng tia cực tím trong suốt cuộc đời và từ từ vàng dần theo thời gian. Đến tuổi 20, nó đã đủ màu vàng để có thể lọc một số ánh sáng nhưng không phải tất cả ánh sáng xanh HEV. Tuy nhiên, sự hấp thụ này trong suốt cuộc đời là một yếu tố góp phần vào sự lão hóa và đục thủy tinh thể, vì thế bảo vệ đôi mắt khỏi ánh sáng xanh và tia cực tím (còn gọi là Tia UV) có thể làm chậm khởi đầu của quá trình lão hóa của cả giác mạc và võng mạc

  2. Thoái hóa điểm vàng

    Đây là bệnh lý phổ biến, chiếm tỉ lệ cao và chính là “thủ phạm” gây mù lòa phổ biến nhất hiện nay. Vì khi tiếp xúc quá nhiều ánh sáng xanh có thể làm hỏng các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong võng mạc.
    Hiện nay, thời gian trung bình sử dụng màn hình các thiết bị điện tử trong ngày tăng cao, kèm theo đó là việc trẻ em tiếp xúc với màn hình điện thoại, tivi quá sớm càng làm cho bệnh thoái hóa điểm vàng ngày càng trẻ hóa.

  3. Hội chứng thị giác màn hình:

    Đây là căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống của con người trong xã hội hiện đại, vì phải tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị phát ra ánh sáng xanh. Hội chứng thị giác màn hình bao gồm 10 triệu chứng là: nhìn mờ, khô mắt, nhức mắt, căng mắt, kích thích mắt, nhìn đôi, mắt khó tập trung, đau đầu, đau cổ, mệt mỏi.

    Rất nhiều người đã và đang mắc các triệu chứng của Hội chứng thị giác màn hình nhưng không biết để điều trị hoặc hạn chế nhìn vào ánh sáng xanh

BẢO VỆ MẮT KHỎI ÁNH SÁNG XANH NHÂN TẠO NHƯ THẾ NÀO?

Thời đại công nghệ, mọi công việc, giải trí đều tiếp xúc với ánh sáng xanh máy tính, laptop, smartphone, tablets – máy tính bảng, v…v… Một số biện pháp đơn giản để bảo vệ mắt với ánh sáng xanh:

  • Bật chế độ Night Light (màn hình ban đêm) cho các thiết bị điện tử có màn hình như máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng. Nên cài đặt chế độ tự động chuyển đổi từ 21h đến 7h hàng ngày.
  • Giảm độ sáng màn hình đến mức vừa phải.
  • Thư giãn mắt 2 phút mỗi giờ làm việc trước máy tính, laptop: mở nhạc, nhắm mắt tận hưởng, chớp chớp mắt để đỡ mỏi, hoặc đến cửa sổ, ban công đưa tầm nhìn ra xa, …
  • Giữ khoảng các giữa mắt và màn hình máy tính từ 50 – 64cm.
  • Sử dụng các loại kính có tròng lọc ánh sáng xanh.

Hướng dẫn bật lọc ánh sáng xanh Windows 11, Win 10 – Night light

Có rất nhiều phần mềm giúp lọc ánh sáng xanh cho máy tính Windows 11, Win 10, Win 7, … Nhưng mặc định Windows 10 đã có sẵn tùy chọn Night light giúp lọc ánh sáng xanh rất tốt, tự động bật vào cung giờ tùy chọn, hãy cùng mình khám phá cách làm nhé:

Bước 1. Nhấn chuột phải vào desktop chọn Display Settings

Display settings - Cài đặt hiển thị Win 10
Display settings – Cài đặt hiển thị Win 10

Bước 2. Bật Night light

Night Light - Bật lọc ánh sáng xanh Win 10
Night Light – Bật lọc ánh sáng xanh Win 10

Tại “Change brightness for the built-in display” bạn có thể tăng giảm độ sáng màn hình, hoặc tự tăng giảm trên màn hình nếu dùng máy tính bàn có màn hình riêng, đối với laptop thì dùng phím tắt Fn để tăng giảm độ sáng hợp lý.

Bước 3. Nhấn vào Night light settings để cài đặt tự động chuyển đổi vào chế độ màn hình ban đêm ở các cung giờ nhất định.

  • Strength: mức độ lọc ánh sáng xanh, tùy bạn chọn sao cho mắt cảm thấy thoải mái là được.

    Strength Night light - Mức độ lọc ánh sáng xanh
    Strength Night light – Mức độ lọc ánh sáng xanh

  • Schedule:
    Schedule Night light: On
    Turn on: 9 00 PM
    Turn off: 7 00 AM
    Tự động kích hoạt chế độ Night light lúc 9h tối và kết thúc vào lúc 7h sáng.

    Schedule Night light - Hẹn giờ bật lọc ánh sáng xanh Win 10
    Schedule Night light – Hẹn giờ bật lọc ánh sáng xanh Win 10

Như vậy là đã bật chế độ lọc ánh sáng xanh cho Win 10 và đặt lịch hẹn tự động bật thành công, chúc các bạn học tập & làm việc hiệu quả, giữ gìn sức khỏe nhé :”>
Đối với các bạn designer thì bộ lọc ánh sáng xanh này sẽ làm màu sắc sai lệch đi, các bạn… tạm tắt máy đi ngủ sớm, sáng mai làm tiếp đi nhé, tránh tổn hại đến mắt 😀 :))

Top 10 phần mềm lọc ánh sáng xanh Win 11, 10, 7

  1. F.lux
  2. Redshift
  3. Iris
  4. Lightbulb
  5. SunsetScreen
  6. Gammy
  7. areUEyes
  8. Eye Saver
  9. PC Sunscreen Windows Filter
  10. Pango Bright

– thông tin về ánh sáng xanh được mình tổng hợp trên internet –

Bài viết cùng chuyên mục
Nhận thông báo
Nhận thông báo khi
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận