Windows 10 19H1 có gì mới? Những tính năng mới trong Win 10 1903
Những điểm mới trong bản cập nhật Windows 10 1903 – 19H1
Bản cập nhật tiếp theo của Windows 10 có tên May 2019 Update (Bản cập nhật tháng năm 2019), hay còn được gọi là phiên bản Windows 10 1903. Trong giai đoạn phát triển nó có số hiệu là 19H1. Bản cập nhật này bao gồm các tính năng như Light Theme, cải thiện tốc độ xử lý và có tông nền sáng hơn các phiên bản trước.
Các tính năng “điên rồ” như My People hay Timeline sẽ không xuất hiện. Bài viết này cũng sẽ đem đến cho bạn góc nhìn tổng quan về những tính năng mới của phiên bản Windows 10 19H1 cập nhật tháng 7, năm 2019.
Download Windows 10 1903 cập nhật mới nhất
Tốc độ xử lý của Windows 10 được cải thiện
Đầu năm 2018, tin tức về lỗ hổng bảo mật Spectre đã gây chấn động cả ngành công nghiệp. Spectre là một lỗ hổng cho phép tin tặc đọc dữ liệu của các chương trình khác. Microsoft đã đưa ra bản vá cho Windows để giúp chặn các cuộc tấn công liên quan đến lỗ hổng Spectre nhưng khiến hiệu suất của PC bị giảm đi, đặc biệt là với các đời PC từ 2015 trở về trước vốn không có các tính năng cần thiết để khắc phục.
Nhưng may mắn là thay đổi trong bản cập nhật lần này sẽ giúp tăng tốc độ sao lưu của PC, nhất là khi Microsoft đã kích hoạt hai tính năng mới là “retpoline” và “import optimization.” Tổng quan là chiếc PC/Laptop của bạn sẽ sở hữu tốc độ nhanh chóng hơn, còn nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì đây là tài liệu của Microsoft giải thích về cách hoạt động của chúng.
Bạn cần “để dành” 7GB dung lượng cho việc cập nhật Windows 10 19H1
Việc cập nhật Windows sẽ thất bại nếu chiếc PC của bạn không có đủ dung lượng trống, đây thực sự là một vấn đề đối với các thiết bị rẻ tiền – Vốn không có nhiều dung lượng.
Microsoft đang giải quyết vấn đề này bằng cách tách 7GB dung lượng lưu trữ của PC và dành riêng phần dung lượng này cho việc cập nhật Windows. Các ứng dụng có thể lưu trữ file ở đây tạm thời nhưng khi Windows tiến hành cập nhật thì toàn bộ số file đó sẽ bị xóa.
Do vậy, phần dung lượng đó không hoàn toàn bị phí phạm, chỉ là lượng file thường ngày trên máy của bạn sẽ được chuyển vào khung dung lượng lưu trữ đó mà thôi. Con số dung lượng lưu trữ chính xác sẽ phụ thuộc vào các tính năng và tùy chọn ngôn ngữ mà bạn đã cài đặt, nhưng thấp nhất là 7GB.
Đã có thể tạm dừng Update Windows 10
Microsoft thông báo rằng họ đã làm cho tính năng tạm dừng windows update dễ tìm thấy hơn bằng cách đặt nó chính diện trong phần Settings > Update & Security > Windows Update page.
Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Microsoft tuy không thông báo về tính năng này một cách chính thức nhưng chúng hiện đã hoạt động trên tất cả các phiên bản Home của Windows 10 – ít nhất là trong chương trình Người dùng nội bộ Windows (Insider Build).
Người dùng phiên bản Home hiện nay có thể tạm dừng cập nhật tối đa 7 ngày, đây là một tính năng tuyệt vời trong trường hợp bạn cần tạm thời hoãn lại việc cập nhật. Tuy nhiên, với phiên bản Pro thì Windows Update sẽ ngay lập tức kiểm tra và cài đặt sau khi việc tạm dừng kết thúc, thời hạn tạm dừng tối đa của phiên bản này là 35 ngày.
Light Color – Light Theme cho Windows 10 đã xuất hiện tại phiên bản 1903
Chọn màu sáng/tối cho giao diện Windows 10
Windows 10 đã xuất hiện phiên bản Light Theme mới. Từ Start Menu, Taskbar, Notifications cho đến Action Center, Print Dialog và nhiều thứ khác giờ đây có thể tùy chỉnh thành màu sáng thay vì tối như trước. Bản cập nhật mới nhất của Win 10 thậm chí còn có tính năng thay đổi hình nền mặc định để phù hợp với phiên bản Theme mới.
Về mặt kỹ thuật, Windows 10 hiện có hai tùy chọn riêng cho người dùng: Windows mode và app mode. Ở theme mặc định cũ, bạn có thể tùy chọn kết hợp giữa thanh Taskbar màu tối (Dark Windows mode) và phần ứng dụng màu sáng (Light app mode). Bạn có thể tùy chỉnh sự kết hợp này theo sở thích.
Biểu tượng của File Explorer đã được điều chỉnh để mang màu sắc sáng hơn và nó trông còn đẹp hơn khi kết hợp cùng phiên bản Light Theme mới.
Ra mắt chế độ máy ảo Windows Sandbox trên Windows 10 1903
Windows 10 hiện đã tích hợp sẵn chế độ máy ảo Windows Sandbox. Đó là thứ người dùng đã mong muốn từ lâu: Một môi trường được tích hợp đầy đủ tính năng và tách riêng khỏi máy chủ, bạn có thể sử dụng nó để chạy thử phần mềm mà không gây hại gì đến hệ điều hành.
Khi bạn tắt chế độ Windows Sandbox thì toàn bộ tệp và phần mềm trong Sandbox sẽ bị xóa. Nó sử dụng tính năng ảo hóa dựa trên phần cứng vật lý để giới hạn phần mềm trong một “thùng chứa” riêng biệt, giống như Microsoft’s Hyper-V.
Sandbox hiện chỉ khả dụng trên các phiên bản Windows 10 Professional, Enterprise và Education nên người dùng phiên bản Home sẽ phải trả phí nâng cấp từ Home lên Pro để có thể cài đặt và sử dụng Sandbox.
Giao diện Start Menu mặc định đã đỡ “lộn xộn” hơn các phiên bản Win 10 trước
Microsoft đang chỉnh sửa lại giao diện Start Menu mặc định, phiên bản hiện nay trông đã đơn giản hơn nhiều. Tuy chưa hoàn hảo và vẫn còn hiển thị game “Crush Candy Saga” nhưng ít nhất thì game đó cũng bị nhét trong thư mục “Play”.
Bạn sẽ không thể thấy những thay đổi này trên PC/Laptop của mình. Nhưng nếu bắt đầu sử dụng một chiếc PC/Laptop mới hoặc sử dụng một tài khoản người dùng mới trên chiếc PC/Laptop hiện tại thì bạn sẽ được chứng kiến giao diện Start Menu mới.
Một tin vui nữa là bạn có thể bỏ ghim những Tile mặc định nếu bạn muốn giao diện Start Menu trông tối giản hơn nữa. Windows đã cho phép bạn được bỏ ghim các nhóm Tile này bằng cách Click chuột phải vào chúng và chọn “Unpin Group From Start” chứ không còn phải bỏ ghim từng cái một như trước.
Windows 10 cho phép bạn gỡ cài đặt nhiều ứng dụng được tích hợp hơn trước
Nếu bạn muốn gỡ cài đặt những ứng dụng được tích hợp sẵn với Windows 10 thì lượng ứng dụng đó sẽ không chỉ dừng lại ở Solitaire, My Office hay Skype mà còn là 3D Viewer, Groove Music, Mail, Paint 3D và nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, một số ứng dụng như Edge Browser hay Store App sẽ không thể gỡ cài đặt, bù lại, bạn có thể gỡ cài đặt hầu hết các ứng dụng được tích hợp sẵn.
Cortana và thanh tìm kiếm được tách riêng
Windows 10 từng tích hợp thanh tìm kiếm với Cortana nhưng hiện họ đã tách riêng cả hai. Trong bản cập nhật The April 2019 Update, thanh tìm kiếm hoạt động giống như một công cụ tìm kiếm thông thường và biểu tượng Cortana được tách riêng trên thanh Taskbar của Windows.
Trong bản cập nhật lần này, bạn có thể để thanh tìm kiếm trên Taskbar và ẩn biểu tượng Cortana hoặc ẩn thanh tìm kiếm và giữ lại Cortana. Tất nhiên bạn có thể ẩn đi cả hai nếu muốn.
Giao diện tìm kiếm giờ đây sở hữu thiết kế mới và có các tính năng tùy chọn như “All”, “Apps”, “Documents”, “Email” và “Web” khi bạn click vào nó. Khác với những phiên bản trước của Windows 10 là hiển thị Cortana mỗi khi bạn click vào thanh tìm kiếm và chờ bạn nhập truy vấn rồi mới hiển thị những tùy chọn này.
Không may là thanh tìm kiếm của Windows hiện vẫn tích hợp với Bing, vì vậy nó không chỉ tìm kiếm trong phạm vi máy tính của bạn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tùy chọn khác, bạn thậm chí có thể vô hiệu hóa tính năng Tìm kiếm an toàn (Safe Search) đối với phần kết quả trong thanh tìm kiếm và Windows có thể hiển thị cả bản xem trước cho nội dung người lớn (vì Tính năng tìm kiếm an toàn đã bị tắt rồi mà).
Ở phiên bản lần này, Cortana đã bị “giành chỗ” rất nhiều và bạn có thể tùy chọn ẩn biểu tượng Cortana đi và thay thế Alexa vào đó.
Thanh tìm kiếm trong Start Menu hiện có thể tìm tất cả các tệp trong PC/Laptop của bạn
Thanh tìm kiếm trong Start Menu ngày càng trở nên hữu dụng hơn. Tính năng tìm kiếm của nó có thể nhanh chóng tra ra tệp bạn cần nhờ chỉ mục tìm kiếm của Windows (Windows Search Index). Trong các phiên bản trước của Windows 10, nó chỉ có thể tìm kiếm các thư viện như Documents, Downloads, Music, Pictures, Video hay trên Desktop.
Giải pháp này được đánh giá là một bước đi đầy tinh tế và ý nghĩa. Trình lập chỉ mục tìm kiếm của Windows đã xuất hiện từ lâu nhưng luôn bị giao diện Start Menu của Windows 10 “lờ” đi vì một số lý do, may mắn là Microsoft đã nhận ra điều đó. Bạn hiện có thể tùy chỉnh những thư mục được lập chỉ mục và tìm kiếm trong phần Cài đặt.
Để bật tính năng này, hãy đi đến phần Settings > Search > Searching Windows và lựa chọn “Enhanced (Recommended)” để lập chỉ mục tìm kiếm cho toàn bộ thư mục trong máy tính của bạn. Chế độ lập chỉ mục “Classic” – Vốn chỉ dùng để tìm kiếm các tệp trong thư viện và Desktop vẫn sẽ hiển thị như một tùy chọn riêng biệt.
Bạn cũng có thể tùy chỉnh địa chỉ tìm kiếm để chọn riêng những thư mục mà bạn muốn Windows lập chỉ mục.
Việc đăng nhập không còn phụ thuộc vào mật khẩu
Microsoft đang hướng đến một thế giới không còn mật khẩu. Bạn hiện có thể tạo tài khoản Microsoft mà không cần dùng đến mật khẩu, thay vào đó, tài khoản này sẽ liên kết đến số điện thoại của bạn. Microsoft sẽ nhắn mã bảo mật vào điện thoại mỗi khi bạn cần đăng nhập vào tài khoản.
Đối với phiên bản Windows 10 mới nhất thì bạn có thể tạo mã PIN cho các tài khoản này hoặc đăng nhập sử dụng tính năng Windows Hello để bảo mật cho PC/Laptop. Tất nhiên thì việc đăng nhập không sử dụng mật khẩu chỉ là một tính năng tùy chọn.
Biểu tượng trên khay hệ thống sẽ xuất hiện khi cần cập nhật Windows
Windows Update giờ sẽ có biểu tượng thông báo (xuất hiện trên khay hệ thống) để thông báo về việc cập nhật. Bạn có thể kích hoạt tính năng này bằng thao tác Settings > Update & Security > Windows Update > Advanced Options và bật tùy chọn “Show a notification when your PC requires a restart to finish updating”.
Khi kích hoạt xong, bạn sẽ thấy một biểu tượng Windows Update với chấm màu cam xuất hiện trên thanh Taskbar mỗi khi máy tính cần khởi động lại để hoàn tất cập nhật. Đây tất nhiên là cách tốt hơn (và thanh lịch hơn) so với việc nhận một khung thông báo chiếm toàn bộ diện tích màn hình.
Lược đồ đặt tên mới cho các phiên bản cập nhật
Microsoft liên tục thay đổi lược đồ đặt tên cho các phiên bản cập nhật của Windows 10. Bản cập nhật tháng 10 năm 2018 thì được đặt tên là Redstone 5 trong giai đoạn phát triển và bốn phiên bản trước đó cũng đều có tên “Redstone” với số hiệu khác nhau.
Bây giờ, để đơn giản hóa việc đặt tên thì bản cập nhật tháng tư năm 2019 (The April 2019 Update) được đặt tên là 19H1 vì lịch phát hành của nó là vào nửa đầu năm 2019. Nghe có vẻ đơn giản nhưng Microsoft đã từ bỏ lược đồ đặt tên này và sẽ thay đổi cách đặt tên vào lần cập nhật tới.
Những phiên bản sau 19H1 dự kiến sẽ có tên là “Vanadium” và “Vibranium”, nhóm phát triển Windows 10 hiện vẫn đang làm việc với nhóm Azure để sắp xếp việc đặt tên này.
Nhiều tính năng mới như Zoom,… đã xuất hiện trong Windows 10’s Console
Windows 10’s Console hiện cho phép bạn phóng to và thu nhỏ màn hình bằng cách nhấn giữ phím Ctrl và cuộn chuột hoặc di trỏ chuột. Phông chữ mặc định Consolas khiến ký tự văn bản khi phóng to lên không bị vỡ hay “pixelated” dù cho có zoom đến mức nào đi nữa. Tỉ lệ khung hình được giữ nguyên giúp ký tự văn bản không bị “tràn” lên các phần khác khi zoom.
Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm thêm một số tính năng mới của giao diện điều khiển. Chỉ cần click chuột phải vào thanh tiêu đề của Windows’s console, bấm chọn “Properties” và nhấp vào tab “Terminal” để tìm các tính năng này. Ví dụ, bạn có thể thay đổi màu sắc và hình dạng của con trỏ khi nhập văn bản.
Tính năng sửa lỗi tự động được tăng cường trên Windows 10
Windows đã ra mắt tính năng tìm lỗi (Troubleshooters) từ lâu nhưng bạn phải biết loại lỗi mà máy tính đang gặp và điều hướng nó đến trình khắc phục sự cố. Còn bây giờ bạn chỉ cần truy cập vào Settings > Update & Security > Troubleshoot và sẽ thấy một danh sách các trình khắc phục sự cố được đề xuất mà Windows nghĩ rằng có thể khắc phục sự cố của bạn.
Trên thực tế thì Windows thường tự động khắc phục một số vấn đề ở phần Background và đây là những gì Microsoft nói về điều đó:
“Microsoft có thể tự động khắc phục một số sự cố nghiêm trọng trên thiết bị của bạn để giúp nó hoạt động trơn tru hơn. Ví dụ: chúng tôi có thể tự động khôi phục cài đặt mặc định đối với các dịch vụ quan trọng, tùy chỉnh cài đặt tính năng để phù hợp với cấu hình phần cứng hoặc thực hiện các thay đổi cần thiết để Windows có thể hoạt động bình thường. Các trình xử lý sự cố này được tự động hóa và không thể bị tắt đi.”
Windows cũng có thể đề xuất sửa lỗi trong phần Background. Bạn có thể kiểm tra nó bằng cách vào phần Settings > Privacy > Diagnostics & Feedback. Bên dưới phần đề xuất sửa lỗi, bạn có thể click chọn “Ask me before fixing problems”, “Tell me when problems get fixed” hoặc “Fix problems for me without asking”. Thường Windows sẽ mặc định là hỏi ý kiến của người dùng trước khi sửa lỗi.
Ẩn thông báo Windows 10 khi bạn đang ở chế độ toàn màn hình
Bản cập nhật tiếp theo của Windows 10 có thể ẩn thông báo khi bạn đang xem Video hoặc sử dụng ứng dụng ở chế độ toàn màn hình do Focus Assist đã được cải tiến.
Focus Assist không chỉ ẩn thông báo khi bạn đang chơi game ở chế độ toàn màn hình mà còn áp dụng chế độ ẩn khi bạn đang sử dụng bất kỳ ứng dụng nào ở chế độ toàn màn hình, cho dù là trình phát Video, bảng tính hoặc trình duyệt Web.
Notepad tiếp tục được cải thiện
Microsoft vẫn đang hoàn thiện Notepad từng ngày dù họ đã cải thiện nó rất nhiều trong bản cập nhật tháng 10 năm 2018 (The October 2018 Update).
Cụ thể, Microsoft đã thay đổi cách Notepad xử lý việc mã hóa. Thanh trạng thái giờ sẽ hiển thị phần mã hóa của tài liệu mở (Open Document). Notepad hiện mặc định lưu tệp ở định dạng UTF-8 mà không cần BOM (Byte Order Mark), điều này khiến Notepad tương thích hơn với Web và tương thích ngược với ASCII truyền thống.
Notepad cũng sẽ hiển thị dấu hoa thị trên thanh tiêu đề khi người dùng sửa đổi tệp tin mà quên lưu lại. Ví dụ: Nếu bạn đang chỉnh sửa một tệp có tên Example.txt thì thanh tiêu đề sẽ hiển thị “*Example.txt” cho đến khi bạn lưu tệp.
Một số phím tắt mới cũng xuất hiện. Bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+N để mở một cửa sổ Notepad mới, Ctrl+Shift+S để mở hộp thoại Save As hoặc Ctrl+W để đóng cửa sổ Notepad hiện tại. Notepad hiện cũng có thể lưu tệp với đường dẫn lớn hơn 260 ký tự nhưng bạn phải tùy chỉnh MAX_PATH trên hệ thống thành mức lớn hơn.
Ngoài ra, người dùng có thể gửi phản hồi cho Microsoft về Notepad thông qua Feedback Hub bằng cách nhấn vào nút Help > Send Feedback.
Bản cập nhật lần này có nhiều sự cải thiện và thay đổi hơn…
Bạn sẽ thấy một banner ở phần Settings trong đó liên kết đến tài khoản Microsoft và những thứ khác như Điện thoại của bạn, Windows Update và Microsoft Rewards (Chương trình điểm thưởng của Microsoft).
Bản phát hành chính thức của Emoji 12 đã ra mắt vào tháng Ba năm 2019, Microsoft cũng bổ sung thêm một số biểu tượng mới cho Windows 10. Bạn có thể nhấn tổ hợp phím Windows + . để mở khung Emoji trên Windows 10 hoặc tìm trên bàn phím cảm ứng.
Windows 10 hiện cũng hiển thị Kamoji trong khung biểu tượng. Kamoji là một thuật ngữ tiếng Nhật và được hiểu là các biểu tượng có hình dạng giống với khuôn mặt. Ví dụ như (╯°□°)╯︵ ┻━┻ là hai Kamoji phổ biến.
Bạn cũng có thể di chuyển khung biểu tượng bằng cách click chuột hoặc chạm vào nó (đối với cảm ứng) và di chuyển nó tới nơi bạn muốn.
File Explorer giờ sẽ mặc định hiển thị ngày tháng theo kiểu “Friendly Dates”. Thay vì hiển thị “1/23/2019” thì bạn sẽ thấy kiểu “Yesterday”, “Tuesday”, “January 11” và “February 16, 2016”. Bạn có thể tắt kiểu hiển thị này bằng cách nhấp chuột phải vào các cột trong File Explorer và bỏ chọn “Use Friendly Dates”.
Phần Storage Settings cũng được sửa lại đôi chút, bạn có thể nhấp vào Settings > System > Storage để xem chi tiết về phần dung lượng đã dùng hoặc nhấp vào từng chuyên mục để giải phóng dung lượng.
Bạn cũng có thể đồng bộ hóa thời gian trên máy tính với Internet Time Server bằng cách vào phần Settings > Time & Language > Date & Time. Điều này sẽ giúp bạn trong trường hợp thời gian bị sai lệch, ví dụ như khi đồng hồ bị sai lệch vì ảnh hưởng của DST.
Phần Setting cũng có thể tùy chỉnh cấu hình IP nâng cao cho kết nối Ethernet. Ví dụ như cấu hình địa chỉ IP tĩnh hoặc tùy chỉnh máy chủ DNS. Trước kia, Windows 10 yêu cầu người dùng phải sử dụng Control Panel để tùy chỉnh còn hiện nay chỉ cần vào Settings > Network & Internet > Ethernet, nhấp vào tên của kết nối Ethernet và bấm chọn “Edit” bên dưới dải IP để tùy chỉnh.
Windows Update vốn đã mang đến “Active Hours” (Khung giờ hoạt động của người dùng) từ bản Anniversary Update. Qua đó, Windows có thể biết khung giờ hoạt động của bạn và không tự động Restart máy trong quãng thời gian đó.
Trong bản cập nhật The April 2019 Update thì bạn có thể kích hoạt tính năng Tự động điều chỉnh khung giờ hoạt động dựa trên hành vi của chính mình (Automatically adjust active hours for this device based on activity) và Windows sẽ tự động đặt khung giờ hoạt động cho bạn.
Bạn có thể thiết lập tùy chọn này bằng cách vào phần Settings > Update & Security > Windows Update > Change Active Hours.
Một biểu tượng hình quả địa cầu sẽ xuất hiện khi PC/Laptop của bạn không có kết nối Internet, nó sẽ thay thế các biểu tượng riêng lẻ của Ethernet, Wifi hoặc kết nối dữ liệu di động.
Một biểu tượng hình Microphone cũng sẽ xuất hiện trên phần thông báo khi có ứng dụng sử dụng Micro của bạn. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấp chuột vào đó và chọn Settings > Privacy > Microphone Screen.
Ứng dụng Windows Security cũng xuất hiện một phần mới có tên “Protection History”, phần này sẽ hiển thị cho bạn thông tin về các mối đe dọa được phát hiện và các hành động ngăn chặn khả thi.
Lấy ví dụ, ngoài các mối đe dọa được phát hiện bởi chương trình Windows Defender antivirus thì nó cũng cho bạn thấy các lượt chặn do Controlled Folder Access tạo ra.
Windows Security cũng mới xuất hiện tùy chọn “Tamper Protection”. Khi bật tùy chọn này thì nó sẽ giúp bạn bảo vệ những cài đặt quan trọng. Ví dụ: Tùy chọn này sẽ giới hạn lượt truy cập vào phần cài đặt của Windows Security trừ khi chính bạn mở ứng dụng Windows Security và tự thực hiện các thay đổi.
Sở dĩ có tùy chọn này là vì Windows muốn ngăn chặn các ứng dụng “ngầm” thay đổi. Để bật Tamper Protection thì bạn cần truy cập vào Windows Security > Virus & Threat Protection > Virus & Threat Protection Settings.
Bạn hiện có thể đặt tab mặc định trong Task Manager, Tab này sẽ mở bất cứ khi nào bạn khởi chạy Task Manager và được tùy chỉnh bằng cách truy cập phần Options > Set Default Tab trong Task Manager.
Task Manager sẽ hiển thị trên hệ thống các processes có mức phân giải cao (High DPI awareness), người dùng qua đó có thể tìm hiểu xem ứng dụng nào hoạt động tốt nhất trong tình trạng độ phân giải cao.
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể mở Task Manager, bấm vào tab Details, nhấp chuột phải vào những mục ở đầu danh sách, click vào “Select Columns”, chọn “DPI Awareness” và bấm “OK”.
Microsoft cũng đang bật tùy chọn mặc định “Fix Scaling for Apps”, nó sẽ giúp sửa lỗi mờ nhòe trên các thiết bị có độ phân giải cao. Tùy chọn này từng được thêm vào trong bản cập nhật Tháng tư năm 2018 (The April 2018 Update) nhưng Microsoft đã tắt nó ở chế độ mặc định.
Màn hình đăng nhập giờ sẽ có background kiểu “Acrylic” để phù hợp hơn với ngôn ngữ thiết kế mới của Microsoft – “Fluent Design System”. Khác với trước kia chủ yếu là làm mờ, bây giờ nó là một hiệu ứng hình ảnh hoàn toàn khác.
Nói về Fluent Design, Microsoft cũng đang thêm hiệu ứng đổ bóng vào Menu ngữ cảnh của Microsoft Edge và các phần khác của hệ điều hành.
Menu Start cũng được điều chỉnh đôi chút về thiết kế, nó sẽ có nhiều điểm chạm và biểu tượng của “Fluent Design” hơn ở Menu. Ví dụ, các tùy chọn Sleep, Shut Down và Restart trong Menu giờ sẽ có biểu tượng riêng của Fluent Design.
Bảng tùy chọn của Window Hello ở phần Settings > Accounts > Sign-in Options cũng được thiết kế lại. Các phương thức đăng nhập khả dụng sẽ được liệt kê trong một danh sách riêng và mỗi phương thức sẽ có phần giải thích bên dưới nó.
Bạn cũng có thể cài đặt Window Hello để nó hoạt động trực tiếp với khóa bảo mật (ví dụ như Yubi Key) bằng cách thiết lập trong phần Settings.
Khung điều chỉnh độ sáng trong Action Center nay sử dụng thanh trượt và giúp việc điều chỉnh độ sáng màn hình dễ dàng hơn. Bạn có thể click chuột phải vào khung và nhấp chọn “Edit Quick Actions” để dễ dàng điều chỉnh ngay từ Sidebar mà không cần phải truy cập vào phần Settings.
Bàn phím ảo hiện cho phép người dùng nhập thêm nhiều biểu tượng. Để tìm chúng thì bạn cần nhấn vào phím “&123” để thấy các biểu tượng và số, sau đó bấm phím “Ω” để thấy các biểu tượng mới. Những biểu tượng này cũng được tích hợp vào khung chọn Emoji.
Bàn phím ảo trong ảnh cũng là thứ sẽ giúp bạn nhập chính xác hơn bằng cách tiên đoán mục tiêu xung quanh mỗi phím. Nên khi bạn thường xuyên nhập sai một phím vì lỡ gõ chếch qua trái hoặc phải, nó sẽ ngầm ghi nhớ hành động này.
Windows hiện cho phép bạn chọn màu sắc và kích thước của con trỏ. Bạn có thể tăng kích thước của con trỏ hoặc thay đổi màu sắc và khiến nó dễ nhìn hơn bằng cách truy cập phần Settings > Ease of Access > Cursor & Pointer.
Và những thay đổi khác
Mỗi lần Windows 10 cập nhật thì kéo theo đó là hàng tá những thay đổi mới. Dù đây không phải là một danh sách đầy đủ về bản cập nhật tháng Tư năm 2019 của Windows (The April 2019 Update) thì nó cũng ghi nhận hầu hết các thay đổi đáng chú ý:
- Cập nhật ứng dụng: Rất nhiều ứng dụng tích hợp cùng Windows đều được cập nhật, như thường lệ.
- Ứng dụng Snip & Sketch được thêm một số tính năng mới khi chụp ảnh màn hình như kẻ đường viền và in ảnh. Nó cũng có thể hẹn giờ chụp ảnh và chụp từng cửa sổ ứng dụng riêng biệt.
- Sticky Notes bản 3.0 đã xuất hiện và nó có thể đồng bộ ghi chú của bạn trên các máy tính khác nhau.
- Ứng dụng Mail & Calendar hiện có nút điều hướng để mở Microsoft-To-Do.
- Game Bar thì có thêm một bộ sưu tập được tích hợp để bạn có thể xem ảnh chụp màn hình và videos ngay từ phần giao diện.
- Bộ ứng dụng Office thì được thiết kế lại dựa trên trang Office.com. Nó giúp bạn khởi động các ứng dụng Office trên máy tính, cài đặt các ứng dụng phát sinh và tìm các tài liệu Office được sử dụng gần đây.
- Cortana + Microsoft To Do: Cortana hiện sẽ thêm lời nhắc và công việc của bạn vào danh sách Microsoft To-Do. Nên khi bạn nhắc Cortana thêm “Sữa” vào danh sách đi tạp hóa của mình thì bạn sẽ thấy Sữa được hiển thị trong “Danh sách đi tạp hóa” của ứng dụng Microsoft To-Do.
- Độ sáng màn hình luôn nhất quán: Độ sáng màn hình của bạn sẽ không thay đổi khi bạn cắm bộ sạc vào máy tính. Trước kia, bạn có thể tùy chỉnh độ sáng thấp và nó sẽ sáng lên bất cứ khi nào bạn cắm sạc. Tình trạng này sẽ thay đổi vì máy tính sẽ tự động ghi nhớ độ sáng ưa thích của bạn và giữ nguyên nó kể cả khi bạn cắm sạc.
- Sắp xếp thư mục tải xuống: Thư mục tải xuống của Windows 10 thường được sắp xếp theo thứ tự tải xuống gần nhất và tệp nào mới được tải về thì sẽ hiện ở phần đầu. Tuy nhiên đây không phải là cách sắp xếp mặc định và thường phải chỉnh lại ở lần tiếp theo sử dụng. May mắn là bản cập nhật lần này sẽ cho phép bạn chọn cách sắp xếp mặc định.
- Cảnh báo của Disk Cleanup: Công cụ Disk Cleanup sẽ hiển thị cảnh báo khi bạn nhấn nút [Download], nó sẽ thông báo rằng bạn đang tải xuống tệp vào thư mục tải xuống riêng tư (Personal Download Folder) và mọi tệp trong đó sẽ bị xóa.
- Windows Update Reboots: Windows Update hiện có thể khởi động lại PC/Laptop của bạn ngay lập tức thay vì chờ đến lúc thuận tiện. Đây là một cài đặt tùy chọn và bạn có thể bật/tắt tùy sở thích.
- Cập nhật ứng dụng: Rất nhiều ứng dụng tích hợp cùng Windows đều được cập nhật, như thường lệ.
- Menu Start đã cải thiện độ tin cậy: Menu Start đang ngày càng tin cậy hơn. Trước kia, nó là một phần của chương trình ShellExperienceHost.exe nhưng giờ nó đã có chương trình riêng: StartMenuExperienceHost.exe nên nếu có vấn đề gì xảy ra với chương trình ShellExperienceHost.exe thì Menu Start vẫn hoạt động bình thường. Nó cũng giúp Microsoft dễ dàng sửa lỗi hơn.
- Hỗ trợ ảnh RAW: Microsoft đang bổ sung hỗ trợ cho định dạng ảnh RAW vốn thường được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng trên Windows 10. Bạn có thể trải nghiệm bằng cách truy cập Microsoft Store và tải xuống gói mở rộng “Raw Image Extensions”. Người dùng qua đó có thể thấy thumbnails, preview và metadata của tệp ảnh RAW trong File Explorer hoặc mở ảnh RAW bằng ứng dụng Photos.
- Quản lý phông chữ trong phần Settings: Ứng dụng Font Managements (Quản lý phông chữ) đã được cải thiện. Bạn hiện có thể cài đặt phông chữ bằng cách kéo-và-thả tệp chứa fonts vào phần Settings > Fonts page. Bạn có thể nhấp vào một phông chữ trong đây để xem cách nó hiển thị, xem chi tiết hoặc gỡ cài đặt. (Đây là cách cài đặt cho người dùng đơn lẻ, để cài trên toàn hệ thống thì bạn cần click chuột phải vào một phông bất kỳ và lựa chọn “Install for All Users.”)
- Lịch sử Clipboard được thiết kế lại: Trình xem lịch sử được thêm trong bản cập nhật tháng 10 năm 2018 (the October 2018 Update) có thiết kế mới và nhỏ gọn hơn bản cũ. Bạn có thể nhấn tổ hợp phím Windows + V để mở.
- Giao diện cấp lại mã PIN được tối ưu: Khi đăng nhập vào Windows 10 bằng mã PIN và click vào liên kết “I Forgot My PIN” thì bạn sẽ thấy một giao diện mới, được tối ưu để giúp bạn reset mã PIN ngay từ màn hình chào (Welcome Screen).
- Thay đổi màu sắc của Task Bar’s Jump Lists: Nếu bạn muốn Windows hiển thị màu nhấn (Accent Color) trên thanh taskbar bằng thao tác Settings > Personalization > Colors thì Jump Lists hiển thị sau khi bạn click chuột phải vào biểu tượng sẽ có cùng chủ đề với màu bạn đã chọn.
- Hệ thống con Windows cho Linux: Công cụ dòng lệnh của hệ thống con Windows cho Linux hiện có các tùy chọn mới, bao gồm các tùy chọn –import và –export để nhập và xuất các bản phân phối Linux bằng tệp lưu trữ tar. Microsoft cũng đang hợp nhất mọi thứ – Lệnh wsl hiện bao gồm mọi tùy chọn từ lệnh wslconfig và Microsoft đang có kế hoạch chỉ cập nhật lệnh wsl với các tùy chọn dòng lệnh trong tương lai.
- Tăng giới hạn khe cắm FLS: Microsoft đã tăng giới hạn khe cắm cho Windows 10. Điều này đặc biệt hữu ích với các nhạc sĩ, họ sẽ có thể tải thêm nhiều plugin hơn nữa vào DAWs (Máy trạm âm thanh KTS) của họ. Việc này cũng hỗ trợ các ứng dụng muốn tải lên hàng trăm hoặc hàng ngàn tệp DDL.
- Tiện ích Narrator được cải tiến: Narrator có một tính năng là “Đọc theo câu” qua đó bạn có thể dùng để đọc câu hiện tại, trước đó hoặc kế tiếp. Tiện ích này cũng hoạt động tốt với Google Chrome, điều này rất có ý nghĩa vì Microsoft Edge sau này sẽ dựa vào nền tảng Chromium, phần mềm mã nguồn mở đã tạo nên Google Chrome. Narrator thậm chí sẽ cảnh báo nếu bạn gõ khi bật phím Caps Lock và một giao diện có tên “Narrator Home” sẽ xuất hiện mỗi khi bạn bật tiện ích này.
- Giao diện “Reset This PC” được thiết kế lại: Giao diện “Reset This PC” vốn dùng để reset máy tính về cài đặt gốc đã được thiết kế lại và người dùng sẽ chỉ cần nhập ít hơn để hoàn thành thao tác.
- Insider Settings được thiết kế lại: Phần thiết lập của Windows Insider ở Settings > Update & Security > Windows Insider Program đã được sắp xếp và đơn giản hóa, các tùy chọn cũ thì vẫn ở đó.
- Âm thanh trong mục Notifications vẫn được giữ nguyên: Trong các phiên bản trước đó của 19H1, Microsoft đã thử nghiệm để khi click vào biểu tượng âm thanh trên khay hệ thống sẽ làm mở ra trang âm thanh (Sound Page) trong phần Settings. Thay đổi này đã không được giữ lại và biểu tượng âm thanh sẽ vẫn mở ra cửa sổ Volume Mixer như thường lệ.
- My People: Microsoft nhiều khả năng sẽ “khai tử” một phần tính năng My People, tuy nhiên chưa có thông báo chính thức về việc này.
Các tính năng mới bao gồm việc hỗ trợ cho các ngôn ngữ khác trên toàn hệ điều hành. Ví dụ như công cụ gõ phím thông minh SwiftKey hiện đã hỗ trợ các ngôn ngữ như Tiếng Anh (Canada), Tiếng Pháp (Canada), Tiếng Bồ Đào Nha (Bồ Đào Nha) và Tây Ban Nha (Hoa Kỳ). Nếu bạn viết tiếng Việt thì bàn phím cảm ứng hiện hỗ trợ bàn phím Telex và VNI. Windows cũng chứa font chữ Ebrima để hỗ trợ cho các tài liệu và trang web ADLaM – Vốn là ngôn ngữ của người Fulani, chủ yếu sống ở Tây Phi.
– BÀI VIẾT ĐANG CẬP NHẬT –